Tỉ giá: 3,595 Hotline: 1900 6825

Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung thu mà không phải ai cũng biết

Tết Trung thu là Tết đoàn viên, là ngày lễ mang đậm nét văn hoá cổ truyền. Chính bởi thế, đối với rất nhiều nước như Việt Nam, Trung Quốc thì Tết trung Thu là ngày cực kỳ quan trọng. Vậy bạn đã biết Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu và nó mang ý nghĩa gì chưa? Nếu chưa thì cùng Thương Đô Logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nguồn gốc của Tết Trung thu

 Nguồn gốc của Tết Trung thu

Nguồn gốc của Tết Trung thu

Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp thu về là người ta lại háo hức đón chào Tết trung Thu. Chắc chắn rằng, sẽ không một ai tại Việt Nam lại không biết Tết Trung thu ngày mấy, bởi cứ đến ngày 15/8 âm lịch là người ta lại nô nức phá cỗ Trung thu, múa lân, rước đèn lồng… 

Dưới ánh trăng vừa tròn vừa sáng, mọi người quần quần cùng nhau phá côc và ước nguyện điều bình an đến cho gia đình và người thân. Tuy vậy, không phải ai cũng biết được Tết Trung thu có nguồn gốc từ đâu.

Có rất nhiều người Việt Nam hiện tại vẫn lầm tưởng rằng, Tết Trung thu tại Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Khi đi và những truyền thuyết, giai thoại thì ta có thể thấy, nguồn gốc về ngày Trung thu của Việt Nam và Trung Quốc là hoàn toàn khác nhau.

Tại Trung Quốc, Tết Trung thu gắn liền với sự tích Hậu Nghệ - Hằng Nga. Theo đó, Hậu Nghệ là dân thường dưới thời vua Nghiêu, có khả năng trường sinh bất lão, thiện xạ siêu hạng vang danh khắp thiên hạ. Hằng Nga là tiên nữ hầu cần trong phủ Tây Vương mẫu. Trong lần xuống nhân gian đã kết thành vợ chồng với Hậu Nghệ.

Năm đó, nhân gian gặp nạn, 1 ngày mọc 10 mặt trời. Khắp nhân gian như một bể lửa, người chết vô kể. Hậu Nghệ nhân lệnh vua bắn rơi 9 mặt trời. Hoàn thành nhiệm vụ trở về nhà, Hậu Nghệ thấy Hằng Nga uống thuốc tiên và bay lên trời. Hậu Nghệ đuổi theo bay không kịp, bởi lúc này Hằng Nga đã bị nhốt trên cung trăng. Quá nhớ nhung và đau lòng, Hậu nghệ xây đài Vọng nguyệt để hàng năm, vào ngày rằm giữa thu, lúc trăng sáng rõ và gần mặt đất nhất, vợ chồng xa cách có thể ở gần nhau.

Còn tại Việt Nam, Tết Trung thu lại gắn với chú Cuội và chị Hằng. Theo đó, trong dân gian có một chú tiều phu tên Cuội. Trong một lần vào rừng đốn củi, chàng thấy hổ mẹ cứu hổ con bằng nắm lá thần. Cuội liền đốn cây thần về nhà để hành nghề Y cứu người và nổi danh khắp nơi, được nhiều người ca tụng.

Tuy nhiên, chưa được bao lâu, vợ Cuội bị giết hại. Chàng dùng thuốc cứu vợ thế nhưng vợ chàng tỉnh dậy thì thần trí lại lẫn lộn. Trong một lần Cuội vắng nhà, vợ không nghe lời chồng dặn khiến cây thần bay về trời. Về nhà, thấy cây thần bay lên, trong lúc hoảng hốt chàng nắm lấy cây thần kéo lại. Từ đó, Cuội bay lên cung trăng làm bạn với cây thần và chị Hằng Nga. Vào Tết Trung thu, trăng sẽ sáng vành vạnh để cho chàng nhìn xuống nhân gian.

Còn dưới góc nhìn khoa học, Tết Trung thu bắt nguồn từ văn hoá nông nghiệp, từ nền văn minh lúa nước của các nước châu Á. Người Trung Quốc cho rằng Trung thu xuất phát từ thời Xuân Thu khi tìm thấy các tài liệu văn cổ nhắc đến ngày này ở đồng bằng phía Nam Trung Quốc. Còn tại Việt Nam, dấu tích của ngày này có trên hoa văn của Trống đồng Ngọc Lũ. Bên cạnh đó, trên bia đá ở chùa Đọi xây dựng từ thời Lý có ghi Tết Trung thu là lễ truyền thống diễn ra tại Thăng Long. Vào ngày nay, người dân vui chơi, nghỉ ngơi thưởng trăng sau vụ mùa bội thu.

Ý nghĩa của Tết Trung thu

Tết Trung thu của mỗi nước lại mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Tại Trung Quốc, Tết Trung thu có nghĩa là Tết đoàn viên, bởi vào ngày này, hầu hết mọi người đều quây quần bên gia đình của mình. Cả gia đình lớn, bé quây tụ bên mâm bánh đợi lúc phá cỗ Trung thu. Những lời thăm hỏi, động viên từ người thân khiến không khí thêm ấm áp, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.

Còn tại Việt Nam, Tết Trung thu không chỉ là Tết đoàn viên mà còn là Tết Thiếu nhi. Đối với trẻ nhỏ, Tết Trung thu còn là ngày để vui chơi với các hoạt động dành riêng cho trẻ nhỏ. Vào ngày này, trẻ con được nghỉ ngơi, vui đùa, rước đèn lồng, phá cỗ, xem mua lên, ăn bánh trung thu… Lúc sinh thời, Bác Hồ cũng rất coi trọng việc vui chơi của trẻ em vào ngày Trung Thu. Vào dịp này, bác viết thư chúc mừng Trung thu của nhi đồng toàn quốc.

Bên cạnh đó,  theo nông nghiệp, dựa vào hình dáng của trăng ngày Trung thu mà có thể dự đoán được mùa màng. Nếu trăng sáng rõ, mùa màng năm đó sẽ bội thu. nếu trăng màu xanh thì cẩn thận có tai hoạ.

Tết Trung thu có gì?

 Tết Trung Thu có các hoạt động nào?

Tết Trung Thu có các hoạt động nào?

Vào ngày Tết Trung thu, có rất nhiều các hoạt động vui nhộn được diễn ra, có thể kể đến như:

Rước đèn lồng

Đèn lồng là món đồ không thể thiếu được trong ngày Tết Trung Thu. Chiếc đèn lồng với nhiều màu sắc lung linh dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Quốc, đèn lồng được treo trước cửa nhà để tượng trưng có sự may mắn.

Tục rước đèn lồng vào ngày Trung thu đã có từ rất lâu đời. Tương truyền, đời vua Tống Nhân Tông có ngư yêu hại người, cứ vào ngày trăng rằm sẽ lên nhân gian hoá thân thành người gây hoạ. Để xua đuổi ngư yêu, cần phải làm đèn lồng hình cá chép, treo sáng cửa nhà để chúng sợ và bỏ chạy. Dần dần, việc cầm đèn lồng đi chơi Trung thu trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong ngày này.

Ngắm trăng

Vào Tết Trung thu, hầu hết người dân ở tại Việt Nam và Trung Quốc sẽ cùng nhau đổ xô ra đường để ngắm trăng rằm. Khoảnh khắc trăng lên thể hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.

Tại Việt Nam, trăng có một ý nghĩa to lớn. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh sắc đẹp nhất, khi hậu ôn hoà mát mẻ, ảnh trăng sáng soi rõ cảnh vật về đêm. Thời điểm này, việc nông nhàn, mọi người có thể cùng nhau thảnh thơi thưởng nguyệt ngắm cảnh. 

Phá cỗ Trung thu

Vào dịp Trung thu, mỗi gia đình đều bày cỗ với đầy đủ bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi… Tuỳ vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau. Khi ánh trăng lên đến đỉnh đầu cũng là lúc mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu, Mâm cỗ vừa là để cúng trăng vừa tế trời đất để cầu mong một cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu.

Múa Lân

Tết Trung thu cũng không thể nào thiếu vắng những điệu múa lân với tiếng trống nhộn nhịp. Thông thường, múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân bao gồm một người đội chiếc đầu Lân và chỉ huy cả đội múa theo điệu bộ của con vật này cùng một số người đứng tại thân của con Lân. Con Lân tượng trưng cho những điềm lành, bởi thế nó là mong ước cho điều may mắn đến với mọi nhà. Nếu như Trung Quốc thường múa Lân vào Tết Nguyên Đán thì tại Việt Nam, múa Lân thường được mua vào Tết Trung thu.

Cắt bánh Trung thu

Bánh Trung thu là món ăn không thể thiếu được trong dịp Tết Trung Thu. Bánh được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường và là biểu tượng cho sự đoàn tụ, hoà thuận của gia đình. Thông thường, bánh sẽ được cắt đúng bằng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng vui vẻ, hoà thuận.

Săn sale ngày Tết Trung thu trên Taobao và Tmall

 Săn sale ngày Tết Trung thu trên Taobao và Tmall

Săn sale ngày Tết Trung thu trên Taobao và Tmall

Không chỉ có rước đèn trung thu, ngắm trăng, phá cỗ đêm trăng, múa Lân và cắt bánh, vào dịp tết Trung thu còn có một hoạt động khác. Đó là chương trình sale được áp dụng trên các trang TMĐT của Trung Quốc là Taobao, Tmall. Vào dịp này, các shop kinh doanh trên Taobao và Tmall đồng loạt giảm giá sâu để kích cầu mua sắm trong dịp Tết đoàn viên này. Người mua hàng có thể thoải mái mua sắm các món quà đặc sắc cho người thân và bạn bè của mình mà không cần phải lo về giá.

Tại Việt Nam, bạn cũng có thể đặt hàng săn sale vào dịp Tết Trung thu trên các trang TMĐT này.  Nếu không thể tự đặt hàng, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các công ty dịch vụ đặt hàng Trung gian như Thương Đô Logistics.

Khi đặt hàng tại Thương Đô Logistics, bạn sẽ được các nhân viên hỗ trợ nhiệt tình, đảm bảo săn sale thành công 100% vào ngày này. Bạn có thể thoả sức mua sắm mà không lo về giá. Bên cạnh đó, Thương Đô Logistics còn luôn cam kết:

  • Luôn cập nhật các thông tin sale trên các trang TMĐT của Taobao trên trang web và fanpage.
  • Quy trình đặt hàng đơn giản, giúp khách hàng có thể dễ dàng đặt hàng hiệu quả
  • Thương Đô Logistics cam kết giá dịch vụ mua hàng hộ luôn ở mức thấp nhất, chỉ từ 1% giá trị đơn hàng
  • Giá dịch vụ vận chuyển thấp từ 8.000đ/kg, cam kết vận chuyển hàng hoá an toàn, thời gian vận chuyển hàng hoá từ Trung Quốc về Việt Nam chỉ từ 3-5 ngày.
  • Hệ thống kho bãi rộng lớn tại cả Việt Nam và Trung Quốc, thuận tiện cho xe chở hàng vận chuyển hàng hoá 24/24.
  • Dịch vụ thủ tục hải quan thuận lợi, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng các giấy tờ cần thiết và quy trình làm thủ tục hải quan sao cho nhanh và hiệu quả nhất.
  • Cam kết đền bù gấp 10 lần giá trị sản phẩm nếu hàng hoá của bạn gặp rủi ro trong quá trình vận chuyển. 
  • Cam kết hỗ trợ, thương lượng với nhà cung cấp, sẵn sàng hỗ trợ bạn bất kỳ khi nào bạn cần.
  • Áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình quản lý, tra cứu đơn hàng, giúp bạn có thể tra cứu đơn hàng của mình 24/24.

Hy vọng rằng qua bài viết trên đây, bạn đã có thể hiểu hết về nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Trung Thu ở Việt Nam và Trung Quốc. Mọi thắc mắc khác hoặc để đặt hàng, bạn vui lòng liên hệ đến số hotline của Thương Đô, các nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/24.


Thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan