- Chợ Cồn Đà Nẵng ở đâu? Nên mua gì khi đến đây?
- 10+ chợ đêm giá rẻ cực nổi tiếng không nên bỏ qua
- Kinh nghiệm mua sắm ở chợ Đà Lạt – Khu chợ sầm uất số 1 ở xứ sở sương mù
- Chợ Đông Ba và những kinh nghiệm mua sắm chất lượng, giá rẻ
- Chợ Hàn Đà Nẵng: Lưu ngay các kinh nghiệm đi chợ hữu ích
- Chợ nổi Cái Răng và những kinh nghiệm đi chợ đầy đủ nhất
- Top các khu chợ sinh viên giá tốt, thiên đường mua sắm của mọi người
- Chợ Xanh và các kinh nghiệm nhập hàng tại đây
- Mùa thu bán gì? Gợi ý 10+ ý tưởng kinh doanh kiếm bội tiền
- Mùa đông bán gì? Gợi ý 10+ sản phẩm bán chạy nên kinh doanh
- Mùa hè bán gì? Gợi ý 15+ ý tưởng kinh doanh cho lợi nhuận cao
- Mùa xuân bán gì? Gợi ý 15+ mặt hàng bán chạy, dễ kiếm lời
- Chợ Quý Bà Trung Quốc – Thiên đường mua sắm của dân buôn
- Chợ Chàm Sấy Trung Quốc và những điều dân buôn nên biết
- Chợ Thâm Quyến và những điều cần biết khi nhập hàng ở đây
- Chợ Bắc Kinh và những kinh nghiệm khi nhập hàng về kinh doanh
- Top 15 chợ đầu mối Trung Quốc giá sỉ tận gốc dân buôn nên biết
- 7+ quà tặng ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 đẳng cấp và ý nghĩa
- Gợi ý 5+ quà tặng ngày Thầy thuốc Việt Nam cực ý nghĩa
- 8+ quà tặng ngày Nhà giáo Việt Nam tri ân thầy cô giáo
Tết Nguyên Đán cùng 5 điều cực kỳ thú vị không nên bỏ qua
Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên Đán là người dân Việt Nam cùng với nhiều quốc gia Châu Á lại rộn ràng sắm sửa để chào đón năm mới đến. Hãy cùng Thương Đô Logistics tìm hiểu 5 điều thú vị dưới đây để có thể hiểu thêm về ngày Tết Cổ truyền này.
Mục Lục [Ẩn]
Tết Nguyên đán và những điều thú vị có thể bạn chưa biết
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ đâu?
Tết Nguyên Đán còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như Tết Âm lịch, Tết Cả, Tết Ta, Tết. Đây là dịp đầu năm Âm lịch cực kỳ quan trọng và cực kỳ có ý nghĩa tại Việt Nam, Trung Quốc và một số nước xung quanh. “Tết” là cách đọc theo tiếng Hán, trong tiếng Việt là “Tiết”, “Nguyên” trong tiếng Hán có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai. Thông thường, Tết Nguyên Đán tính theo âm lịch nên sẽ muộn hơn Tết Dương lịch.
Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài 7-8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (thường từ 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng âm lịch. Khoảng thời gian này, rất nhiều các hoạt động đặc biệt được diễn ra nhằm cầu mong một năm mới an lành, may mắn.
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán đến nay vẫn là chủ đề gây ra nhiều tranh cãi khi có nhiều ý kiến cho rằng, Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ trung Quốc và được du nhập trong 1000 năm Bắc thuộc. Tuy nhiên, theo sự tích “Bánh chưng bánh dày” thì người Việt đã ăn Tết từ thời Vua Hùng, có nghĩa là trước thời gian 1000 năm Bắc thuộc.
Thêm vào đó, Khổng Tử trong cuốn Kinh Lễ cũng đã viết rằng: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên một lễ hội lớn của bọn người Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào ngày đó. Cuốn Giao Chỉ chí cũng có ghi lại rằng người Giao Quận thường tập trung lại thành phường hội để nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời nhiều ngày để mừng mùa cây trồng mới. Không chỉ có người làm nông mà cả Quan Lang, Chúa động.
Từ những tài liệu này có thể thấy Tết Nguyên Đán có xuất phát từ Việt Nam. Cho dù còn rất nhiều tranh cãi về nguồn gốc của Tết nhưng nhìn chung, Tết của người Việt Nam và Trung Quốc có sự ảnh hưởng lẫn nhau và mỗi nơi lại có một đặc trưng riêng.
Tết Nguyên Đán mang ý nghĩa đặc biệt gì?
Những ý nghĩa đặc biệt của Tết Nguyên Đán
Chắc hẳn trong mỗi người con đất Việt, không ai là không hiểu được ý nghĩa Tết Nguyên Đán. Tết là sự khởi đầu cho một năm mới và niềm tin về một năm tràn đầy may mắn và thuận lợi.
Tết Nguyên Đán là sự giao cảm giữa trời đất và con người với thần linh. Tết do tiết (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện sự chu chuyển lần lượt qua các mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nó có ý nghĩa đặc biệt với nơi mà nền kinh tế vẫn còn dựa vào nông nghiệp là chủ yếu.
Người dân cũng chọn Tết là dịp tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến mùa màng như Thần Đất, Thần Nước, Thần Mặt trời, Thần Sấm, Thần Mưa… Không quên ơn các các loài vật, cây cối, đã giúp đỡ, nuôi sống họ.
Theo thông lệ, hàng năm mỗi dịp Tết đến Xuân về, dù có đang ở bất kỳ nơi, mọi người đều cố gắng trở về sum họp với gia đình mình trong những ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, được gặp gỡ mọi người trong gia đình. Các gia đình thường tụ họp chúc Tết nhau, cùng nhau thắp nén hương tưởng nhớ ông bà, Tổ tiên, tạ ơn ông bà, Tổ tiên đã phù hộ trong suốt một năm qua. Tết là dịp gắn kết tình yêu thương giữa các thành viên trong gia đình, là ngày mà ai cũng muốn được ở cạnh gia đình và người thân để chúc nhau những điều may mắn, tốt đẹp nhất cho năm mới.
Phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán
Các phong tục của người Việt trong Tết Nguyên Đán
Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Việt lại có nhiều hoạt động khác nhau nhằm tưởng nhớ tới người đã mất và cầu chúc cho năm mới gặp nhiều may mắn.
- Cúng ông Công ông Táo: Cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch là các gia đình người Việt lại làm lễ tiễn Ông Công, Ông Táo lên chầu trời, lên thiên đình báo cáo công việc trong nhà của gia chủ mình trong một năm qua với Ngọc Hoàng. Vào ngày này, mọi người thay nhau dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, mua cá vàng, làm mâm cơm để tiễn các ông về trời.
- Gói bánh chưng, bánh tét: Bánh chưng và bánh tét là món ăn truyền thống của người Việt vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Nó là món đồ không thể thiếu, và cũng là món quà ý nghĩa dành cho người thân và bạn bè. Chính vì vậy, cứ dịp Tết đến là người dân trong gia đình lại cùng nhau gói bánh, luộc bánh và trò chuyện cùng nhau bên nồi bánh chưng.
- Bày mâm ngũ quả: Một thứ không thể thiếu được trên ban thờ của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán chính là mâm ngũ quả. Tại Việt Nam, mỗi vùng miền lại có một cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Mỗi loại quả lại mang một ý nghĩa khác nhau. Tuy vậy, nó đều có một ý nghĩa chung là cầu chúc cho một lắm mới an khang, phú quý, may mắn thành công.
- Thăm mộ tổ tiên: Thăm mộ tổ tiên là hoạt động không thể thiếu được trong ngày Tết. Vào 30 Tết, con cháy trong gia đình sẽ cùng đi viếng mộ ông bà tổ tiên, làm sạch đẹp nơi an nghỉ cho ông bà tổ tiên. Đây là phong tục cực kỳ quan trọng trong ngày Tết, thể hiện sự kính trọng với những người thân trong gia đình đã khuất.
- Cúng tất niên: Một nghi lễ vô cùng quan trọng cũng diễn ra trong ngày 30 tết, đó là làm cơm Cúng tất niên. Vào ngày nay, các gia đình người Việt thường làm mâm cơm tươm tất thắp hương mời thần linh cùng gia tiên về ăn Tết với gia đình, kết thúc một năm cũ và chào đón năm mới đến.
- Đi chùa hái lộc: Vào đêm giao thừa, khi năm mới vừa về, người Việt thường đi chùa, hái lộc để cầu cho một năm mới may mắn nhiều phúc lộc và để tỏ lòng thành kính với Đức Phật, tổ tiên. Đây cũng là hoạt động không thể thiếu của người Việt vào dịp Tết Nguyên Đán.
- Xông đất: Theo phong tục của người Việt, sau giao thừa, ai là người đầu tiên bước vào nhà cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất đầu năm. Người xông đất đầu năm cực kỳ quan trọng. Vì vậy mà các gia đình thường sẽ chọn người hợp tuổi, hiền lành, gia đình hạnh phúc, tính tình cởi mở… để xông đất nhà mình. Cầu mong một năm mới với mọi điều tốt đẹp, vạn sự hanh thông.
- Chúc tết, lì xì: Đã Tết thì không thể nào không nhắc đến chúc Tết và lì xì đầu năm. Bất kỳ một bạn nhỏ nào cũng đều rất háo hức chờ đợi được nhận những bao lì xì đỏ từ người thân của mình. Những bao lì xì đỏ lấy may và là lời cầu chúc cho con cháu luôn ngoan ngoãn học giỏi và nghe lời bố mẹ. Trong những ngày Tết, mọi người sẽ cùng gặp nhau và chúc nhau mọi điều may mắn nhất trong năm mới.
- Xuất hành: Ngày mùng 1 Tết luôn được coi là ngày đẹp, bởi vậy mà vào ngày này, mọi người thường sẽ chọn ra giờ đẹp và hướng tốt để xuất hành với mong muốn mọi việc trong năm mới đều tốt đẹp, thuận lợi và hanh thông.
Một số điều kiêng kỵ trong dịp Tết Nguyên đán bạn không thể bỏ qua
Một số điều kiêng kỵ dịp Tết Nguyên Đán
Vào dịp Tết Nguyên Đán, người Việt thường kiêng kị một số điều sau để cả năm được thuận lợi và may mắn:
- Kiêng không quét nhà: Theo quan niệm của người Việt, trong 3 ngày Tết, nếu quét rác và hót rác trong 3 ngày này thì là quét tài lộc đổ đi. Chính vì thế mà trong 3 ngày Tết mọi người sẽ không quét nhà hoặc nếu có quét thì sẽ vun rác vào góc nhà.
- Kiêng không nói những điều xấu: Vào dịp Tết, người ta quan niệm rằng nói những điều không vui, điều xấu thì sẽ bị dông cả năm. Chính bởi vậy mà mọi người đều sẽ chỉ nói những điều tốt đẹp với mọi người xung quanh.
- Kiêng kị nói đến sự chết chóc: Năm mới với nhiều điều mới, bởi vậy mà người ta kiêng không nhắc đến chết chóc trong những ngày này. Nếu nhà nào không may có người mất thì sẽ phải quàn thi hài trong nhà, đợi qua ngày mùng một mới được tổ chức đưa tang, mai táng.
- Kiêng làm những điều không may: Vào những ngày này, người ta kiêng làm những điều không may như quở trách, đánh mắng, làm vỡ đồ, mất đồ...
- Kiêng nhà có người mất đi chúc Tết: Theo phong tục của người Việt thì trong ngày vui đón năm mới, nhưng nhà có tang sẽ được cất khăn tang trong 3 ngày. Ngày mùng 1, họ cũng kiêng không được đi tết và xông đất bởi người có tang đi chúc Tết sẽ khiến gia chủ gặp vận hạn, xui xẻo cả năm
- Kiêng vay mượn đầu năm: Việc vay nợ, trả nợ ngày đầu năm sẽ khiến bạn túng thiếu cả năm. Bên cạnh đó, việc trả nợ giống như trao tài lộc vào tay người khác. Bởi thế mà người ta kiêng trả nợ hoặc vay nợ đầu năm.
- Kiêng xin hoặc cho lửa đầu năm: Dân gian ta xưa quan niệm rằng, lửa là đỏ, đại diện cho sự may mắn của gia đình. Nếu cho người khác sự may mắn của nhà mình trong ngày đầu năm thì cả năm đó gia đình sẽ gặp xui xẻo.
Một số hoạt động đón Tết Nguyên Đán của các nước gần Việt Nam
Không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước xung quanh cũng tưng bừng đón Tết Nguyên Đán. Mỗi nước lại có một phong tục riêng và có những cách khác nhau để đón chào năm mới đến.
Hoạt động đón Tết của Trung Quốc
Tết Nguyên Đán của Trung Quốc cũng giống như Việt Nam, là dịp quan trọng nhất trong năm để quầy quần bên gia đình nhiều phong tục độc đáo. Các phong tục đón Tết của Việt Nam và Trung Quốc cũng có rất nhiều điểm tương đồng, như dọn dẹp nhà cửa, kiêng nói đến những điều xấu, kiêng làm những điều không may, chúc Tết và lì xì đầu năm.
Một số hoạt động đón Tết Nguyên Đán của các nước gần Việt Nam
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng có một số điểm khác biệt trong cách đón Tết với người Việt, có thể kể đến như: Trang trí nhà cửa bằng câu đối đỏ, ăn món cá hấp ngày đầu năm, ăn bữa cơm đoàn tụ bên gia đình vào thời khắc giao thừa, ăn sủi cảo…
Hoạt động đón tết của Hàn Quốc
Tết Nguyên Đán của người Hàn Quốc hay còn gọi là Seollal, một trong những ngày lễ quan trọng cả Hàn Quốc sau Tết Trung thu. Đây không chỉ là ngày đánh dấu năm mới mà còn là dịp người Hàn nhớ về tổ tiên và gặp gỡ các thành viên trong gia đình. Vào ngày này, người Hàn thường mặc Hanbok, trang phục truyền thống của mình để thực hiện các nghi lễ, gặp gỡ người thân và chơi trò chơi.
Một trong những nghi thức quan trọng của người Hàn Quốc trong Tết Nguyên Đán chính là “Chesa”, hay là nghi thức cúng tổ tiên với nhiều món ăn và phải bày biện cầu kỳ cùng 20 món ăn. Sau “Chesa” sẽ là nghi thức “Seba”, những người lớn tuổi thường sẽ ngồi ở giữa phòng để con cái, cháu chắt lần lượt xếp hàng thực hiện nghi lễ cúi đầu, quỳ lạy. Tiếp đến những người lớn tuổi sẽ chúc mừng con cháu và thưởng tiền mừng tuổi.
Sau 2 nghi thức, các thành viên sẽ thường được thưởng thức đồ cúng. Một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày này chính là tteokguk – canh bánh gạo truyền thống của người Hàn Quốc được làm từ bánh gạo thái lát, thịt bò, trứng, rau. Theo quan niệm của người Hàn, ngày Tết ăn ttok-kuk có nghĩa là “ăn” một năm khác và gặp nhiều may mắn. Bên cạnh đó, vào những ngày Tết, người Hàn cũng sẽ dọn dẹp và trang trí nhà cửa, đi chúc Tết như Việt Nam và Trung Quốc.
Đón tết tại Nhật Bản
Vào ngày Tết Nguyên Đán, người dân Nhật Bản cũng sẽ dọn dẹp và trang trí nhà, lì xì và chúc Tết đầu năm như Việt Nam, Trung Quốc và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, một số hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết của Nhật Bản có thể kể đến như:
- Khai chuông giao thừa
- Ăn mì trường thọ
- Viếng thăm đền thờ đầu năm
- Uống rượu Sake
- Bữa ăn mừng Tết Nhật Bản – Osechi Ryori với các loại thực phẩm truyền thống của Nhật Bản được ăn vào đầu năm mới.
Trên đây là 5 điều thú vị về Tết Nguyên đán có thể bạn chưa biết. Mọi thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ đến số hotline của Thương Đô, các nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/24.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://thuongdo.com
- Hotline: 1900 6825
- Email: chamsoc@thuongdo.com
- Địa chỉ:
- 176 Trường Chinh, Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội
- Số 911 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5, Hồ Chí Minh
- Fanpage: https://www.facebook.com/thuongdocom/